Quy hoạch Vành đai 3.5, Vành đai 4

Hà Nội đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc về cả mặt cơ sở hạ tầng và kinh tế. Trong bức tranh hội nhập quốc tế ngày càng rõ ràng, các khu đô thị hiện đại đã và đang nở rộ và đóng góp vào việc thay đổi cấu trúc đô thị. Trong tình hình này, một dự án độc đáo nằm giữa 2 vành đai 3,5 và vành đai 4 đã nhen nhóm và đem lại sự hứa hẹn mới cho cuộc sống và giá trị đầu tư bất động sản

1. VÀNH ĐAI 3.5

  • Khởi công: dự án Vành đai 3.5 được chính thức khởi công từ tháng 10/2017.
  • Vị trí: nằm ngoài đường Vành đai 3, nằm trong đường Vành đai 4. Điểm đầu xuất phát từ Phúc La – cao tốc Pháp Vân và điểm cuối là Quốc lộ 2.
  • Cắt qua các tuyến: Ngọc Hồi, đường Xa La – Thanh Hà (đường trục phía Nam) -> đường Quang Trung, dọc đường Lê Trọng Tân (Hà Đông), Đại lộ Thăng Long (tên gọi cũ là đường cao tốc Láng – Hòa Lạc) -> đường 32 nối qua cầu Thượng Cát -> đường Mê Linh và kết thúc tại Quốc lộ 2.
  • Chiều rộng toàn tuyến: 60m, có phần rộng 42m và 70m do yêu cầu kỹ thuật và chỗ giao nhau khác mức của cầu vượt.
  • Đi qua các quận huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh

bieu-do-vanh-dai-3.5

1.1 Chi tiết quy hoạch đường Vành đai 3.5

Dự án Vành đai 3.5 có thể được chia thành 5 đoạn sau đây:

  • Đoạn 1: Từ Pháp Vân đến trục Xa La – Khu đô thị Thanh Hà (đường trục phía Nam)
  • Đoạn 2: từ đường trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long (đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông)
  • Đoạn 3: từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32
  • Đoạn 4: từ đường 32 đến cầu Thượng Cát
  • Đoạn 5: đường qua huyện Mê Linh, huyện Đông Anh (phần còn lại của dự án)

Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông nằm trong quy hoạch đường Vành đai 3.5 và gần như đã được hoàn thiện. Đây được xem là một trong những tuyến đường huyết mạch tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, không chỉ tạo sự liên kết hạ tầng giao thông đồng bộ cho khu vực mà còn thu hút dòng vốn đầu tư đa dạng từ khắp nơi đổ về, góp phần làm thay đổi “bộ mặt” của khu vực.

1.2 Tiến độ vành đai 3.5

2. VÀNH ĐAI 4

Tuyến đường vành đai 4 là một trong những dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung. Tuyến đường đi qua tổng cộng 12 nút giao thông chính và hàng loạt các công trình cầu vượt, hầm chui nhằm bảo đảm tất cả các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện nhất.

Chi tiết quy hoạch

Theo bản đồ quy hoạch đường vành đai 4, tuyến đường được thiết kế 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị có chiều rộng 90 – 135m, dài 136,6 km, đi qua 16 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:

  • Huyện Đan Phượng, quận Hà Đông, huyện Hoài Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai và Thường Tín.
  • Thành phố Phúc Yên (Tỉnh Vĩnh Phúc)
  • Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn và Yên Phong (Bắc Ninh)
  • Văn Giang, Văn Lâm và Yên Mỹ (Hưng Yên)
  • Huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang)
  • 3 con sông: sông Hồng, sông Cầu và sông Đuống.

ban-do-quy-hoach-duong-vanh-dai-4-637845123575877162-min

Trong số 5 tỉnh thành đi qua, phần Đường vành đai 4 nằm trên địa phận thành phố Hà Nội có chiều dài 56,5 km trongtổng số 136,6 km. Cụ thể như sau:

  • Điểm đầu nằm ở km3+695 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn) kéo dài tới khu đô thị Mê Linh. Từ đây, thông qua cầu Hồng Hà và bắc ngang qua sông Hồng. Tiếp tục nối tới xã Hồng Hải thuộc huyện Đan Phượng.
  • Từ Hồng Hà, đường vành đai cắt QL32, nối dài đến địa phận xã Đức Thượng (Hoài Đức), cắt đại lộ Thăng Long. Tiếp theo là nối đến Quốc lộ 6 đoạn thuộc phường Yên Nghĩa – Hà Đông, đến QL1A (thuộc xã Văn Bình, Thường Tín).
  • Cuối cùng là thông qua cầu Mễ Sở vượt qua sông Hồng và sang địa phận huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Tiến độ vành đai 4

Tính đến tháng 7/2023, tỷ lệ giải phóng mặt bằng tại Hà Nội khoảng 651,33/798,043ha (đạt 81,62%), tỉnh Bắc Ninh khoảng 286,712/358,39ha (đạt 80%) và tỉnh Hưng Yên khoảng 161,84/229,88ha (đạt 70,4%). Các địa phương đang gấp rút thi công, phấn đấu hoàn thành 100% giải phóng mặt bằng vào cuối năm 2023. (Nguồn: Công an nhân dân online)

Theo kế hoạch, công trình giao thông này sẽ hoàn thành năm 2026 và thông xe vào năm 2027. Việc xây dựng đường Vành đai 4 giúp khắc phục tình trạng quá tải về giao thông. Đồng thời, mở rộng không gian Hà Nội, gia tăng nguồn lực phát triển và tăng khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với địa phương khác. Ngoài ra, đường Vành đai 4 còn giúp Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội khu vực.

vanh-dai-4

Hotline:  0973.103.001
  0973.103.001
Đăng ký nhận thông tin